Nếu thăm khám thường xuyên, bố mẹ có thể biết bé bị khe hở môi vòm từ khi thai được 16 tuần. Có thể bố mẹ sẽ rất sốc, buồn và cảm thấy hoang mang. Thực sự đây là điều không may mắn nhưng bố mẹ cũng cần mạnh mẽ và hãy tự trấn an mình với những điều sau:
- Không nên tự trách mình vì đây là điều không mong muốn. Bạn có thể buồn, choáng ngợp, hãy cứ thật lòng với cảm xúc của mình. Sau đó bạn nên tập trung hết sức lực để chăm sóc và hỗ trợ cho bé.
- Bạn nên ăn uống và chăm sóc bản thân để chuẩn bị cho 1 kỳ sinh nở thuận lợi và khoẻ mạnh
- Bạn có thể tham gia kết bạn với các bà mẹ có cùng hoàn cảnh như mình, học hỏi kinh nghiệm của họ để tham khảo cho em bé của mình
- Tìm kiếm sự hỗ trợ của các bác sĩ uy tín để có thể điều trị và phẫu thuật cho bé sau này. Trao đổi với các nhân viện xã hội của các bệnh viện, họ có thể giúp bạn tìm đế những công đồng và các nguồn lực tài chính cũng như giáo dục cho bạn.
Khi tình trạng sức khoẻ của trẻ ổn định cho phép có thể gây mê được thì có thể tiến hành phẫu thuật. Một số các trung tâm phẫu thuật tại VN thường phẫu thuật khe hở môi vào thời điểm trẻ được 3 tháng tuổi. Tại khoa Sọ mặt và tạo hình bệnh viện Nhi TW có thể đánh giá tình trạng trẻ để phẫu thuật sớm hơn.
Với trường hợp khe hở vòm, một số trung tâm phẫu thuật khi trẻ trên 18 tháng, đạt 10kg cân nặng. Với từng trẻ, các bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng trẻ và có thể phẫu thuật vào thời điểm trẻ được 9 tháng.
Sau phẫu thuật sẽ hở môi thì trẻ sẽ được nằm viện khoảng 3 ngày (nếu trẻ ổn định)
Sau phẫu thuật khe hở vòm sẽ nằm viện dài hơn, khoảng 5-7 ngày
Tiêu chuẩn ra viện:
- Trẻ tỉnh táo, không sốt, uống sữa được
- Vết mổ khô, không chảy máu
Trước đây khi y học chưa phát triển như hiện nay, các bố mẹ thường lo lắng trẻ sẽ đau sau khi phẫu thuật. Nhưng hiện nay phần lớn các trẻ sau phẫu thuật đều được giảm đau tốt nên các trẻ sẽ không thấy đau nhiều
Trẻ có thể quấy khóc do đau, do thay đổi sinh hoạt, do đói hoặc do những lý do khác. Trẻ có thể muốn được bế nhiều hơn sau khi phẫu thuật. Khi bạn làm vậy sẽ giúp trẻ giảm cảm giác khó chịu cũng như nhu cầu sử dụng thuốc giảm đau
Thuốc giảm đau được cung cấp trong suốt giai đoạn trẻ nằm viện, và khi xuất viện, gia đình bé cũng được kê đơn và hướng dẫn sử dụng thuốc giảm đau.
Sau mổ khe hở môi, sẹo thường liền sau mổ khoảng 5-7 ngày. Cha mẹ bé cần giữ vệ sinh cho vết mổ bằng nước muối sinh lý. Ví dụ khi vết mổ bị dính sữa thì bố mẹ bơm rửa bằng nước muối sinh lý và thấm khô bằng bông vô khuẩn.
Đối với khe hở vòm, điểm khác biệt của đường mổ trong khoang miệng so với vết mổ ở ngoài da là không thể băng kín được đường mổ. Trong khi đó đứa trẻ vẫn phải được ăn uống. Vì vậy khoang miệng phải được bơm rửa sạch bằng nước muối sinh lý sau khi trẻ ăn uống hoặc xuất tiết nhiều đờm dãi.
Sứt môi và hở hàm ếch ở trẻ sơ sinh có thể nói là không thể ngăn chặn được trong nhiều trường hợp, nhưng bạn nên thực hiện những điều sau để giảm thiểu nguy cơ cho cả bạn và con:
- Thực hiện các xét nghiệm chọc ối để phát hiện sớm các dị tật bấm sinh của thai nhi
- Xem xét các tư vấn về di truyền: Nếu gia đình bạn có tiền sử bị sứt môi hoặc hở hàm ếch, hãy trao đổi với bác sĩ trước khi bạn bắt đầu có thai. Bác sĩ có thể sẽ giới thiệu những nhà tư vấn di truyền nhằm giúp bạn xác định nguy cơ đứa trẻ sinh ra có thể bị sứt môi hoặc hở hàm ếch hay không.
- Tiếp nhận các loại vitamin dùng trước khi sinh: Uống vitamin tổng hợp trước khi mang thai và trong giai đoạn mang thai có thể sẽ làm giảm nguy cơ trẻ bị dị tật bẩm sinh, kể cả sứt môi và hở hàm ếch. Nếu bạn có dự định mang thai sớm, hãy bắt đầu dùng vitamin trước khi sinh ngay bây giờ.
- Không được hút thuốc hoặc uống các chất có cồn trong giai đoạn mang thai: Sử dụng thuốc lá và các chất có cồn trong giai đoạn này sẽ làm gia tăng nguy cơ trẻ bị dị tật bẩm sinh, nhất là sứt môi hoặc hở hàm ếch. Bổ sung đầy đủ các loại khoáng chất cần thiết khi mang thai để đảm bảo cả bạn và thai nhi trong bụng đều luôn khỏe mạnh:
Nếu có bất kỳ thắc mắc hay đề nghị phát sinh, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế để có được những giải đáp tốt nhất.