Trẻ bị khe hở vòm có nguy cơ cao suy giảm chức năng nghe do viêm tai giữa hoặc do nằm trong một hội chứng nào đó. Tình trạng này ảnh hưởng rất lớn đến khả năng phát triển ngôn ngữ, khiến trẻ gặp khó khăn trong học tập và hòa nhập xã hội. Tốt nhất cha mẹ cần cho trẻ bị khe hở môi vòm khám định kỳ chức năng tai và khả năng nghe để phát hiện sớm và can thiệp kịp thời tình trạng suy giảm chức năng nghe.
TÌM HIỂU QUÁ TRÌNH NGHE DIỄN RA NHƯ THẾ NÀO?
Chúng ta được tiếp xúc với âm thanh từ rất sớm. Từ khi còn trong bụng mẹ, trẻ đã có thể nghe được tất cả các âm thanh bên ngoài chẳng hạn như các cuộc nói chuyện của cha mẹ về kế hoạch sinh chẳng hạn.
Cấu tạo của tai gồm 3 phần: tai ngoài,, tai giữa và tai trong. Cụ thể:
- Tai ngoài: gồm vành tai và ống tai ngoài. Chức năng là hứng âm thanh và dẫn truyền vào tai giữa
- Tai giữa: gồm có màng nhĩ, các xương dẫn truyền âm thanh (xương búa, xương đe, xương bàn đạp)
- Tai trong: gồm có ốc tai, chứa các neuron chuyển tín hiệu âm thanh từ dạng sóng thành tín hiệu dẫn truyền trong dây thần kinh lên bộ não.
Hình ảnh mô phỏng cấu trúc bên trong của tai.
Quá trình nghe diễn ra như sau:
- Trong không khí, âm thanh tồn tại dưới dạng sóng do các phân tử khí lan truyền. Bước sóng này được hứng bởi tai ngoài và dẫn truyền vào tai giữa qua ống tai ngoài.
- Sóng âm thanh sẽ làm rung màng nhĩ và làm các xương trong tai giữa ( xương búa, xương đe, xương bàn đạp) chuyển động.
- Tiếp theo, những rung động này được truyền vào tai trong.
- Trong ốc tai, các phân tử nước sẽ chuyển động làm các neuron cảm nhận, chuyển tín hiệu sang dẫn truyền thần kinh lên não để xử trí.
Xem thêm:
Phẫu thuật điều trị khe hở vòm
VAI TRÒ CỦA ỐNG TAI TRONG (EUSTACHIAN) VÀ BỆNH LÝ GIẢM CHỨC NĂNG NGHE
Ống tai trong (ống Eustachian) là một ống kết nối tai giữa với phần trên của họng. Ở trẻ bình thường, ống này được mở hoặc đóng dựa vào sự chuyển động của các cơ vòm. Cơ chịu trách nhiệm cho chức năng này là cơ nâng vòm và cơ căng vòm: một đầu tận cơ bám vào phần sụn của ống tai ngoài và đầu còn lại bám đi vào khối cơ vòm. Khi cơ này co thì kéo ống tai xuống dưới làm mở ống tai và nâng cơ vòm lên trên.
Ở một số trẻ bị khe hở vòm, cơ vòm hai bên bị thiểu sản và đầu tận cơ bám sai vị trí, vì vậy không tạo được lực kéo để mở được ống tai trong. Khi điều này xảy ra, tai giữa sẽ duy trì áp lực âm dẫn tới tình trạng tụ dịch trong tai giữa và quá trình viêm nhiễm diễn ra, làm ảnh hưởng đến khả năng nghe.
Cấu tạo ống Eustachian, tình trạng ống tai giữa khi bình thường và khi bị tụ dịch gây viêm nhiễm làm suy giảm chức năng nghe.
Để quá trình truyền tải sóng âm hiệu quả thì các xương (xương búa, xương đe, xương bàn đạp) trong tai giữa phải được chuyển động trong môi trường không khí và không có bất kỳ lực cản nào. Nó cũng tương tự như bạn đi lai trên cát thì dễ dàng hơn khi đi dưới nước vậy.
Khi chưa phẫu thuật vòm, cơ nâng vòm không thể hoạt động hiệu quả. Hệ quả là khoảng 80 – 90% trẻ khe hở môi vòm bị viêm tai giữa, tùy theo từng nghiên cứu. Nguy cơ này giảm xuống sau khi trẻ đã được phẫu thuật tạo hình vòm.
Để điều trị viêm tai giữa, trẻ thường được đặt ống thông khí dưới gây mê. Phương pháp này giúp thoát dịch từ tai giữa ra ngoài và cho phép tai giữa được lấp đầy bởi không khí.
NGUYÊN NHÂN KHÁC GÂY GIẢM CHỨC NĂNG NGHE
Có nhiều nguyên nhân gây giảm chức năng nghe ở trẻ bị khe hở vòm khi chúng nằm trong một hội chứng nào đó.
Ví dụ như: thiểu sản ống tai ngoài, thiểu sản xương trong tai giữa hay rối loạn ghi nhận âm thanh tại ốc tai hay giảm dẫn truyền thần kinh thính giác.
Xem thêm:
Trị liệu ngôn ngữ điều trị rối loạn phát âm cho trẻ bị khe hở vòm
Điều trị di chứng thiểu sản vòm hầu gây nói ngọng sau phẫu thuật khe hở vòm
Liên hệ để được tư vấn