Điều trị di chứng thông mũi miệng

Thông mũi miệng ở trẻ mắc khe hở vòm có những triệu chứng điển hình như bị sặc lên mũi khi uống nước, ăn cháo, uống sữa và tần suất viêm mũi họng cũng cao hơn.  Giai đoạn muộn bé có thể gặp nguy cơ nói ngọng khiến chất lượng sống của trẻ bị ảnh hưởng.

Thông mũi miệng là tình trạng còn lỗ thủng tại vòm cứng hay vòm mềm sau khi phẫu thuật khe hở vòm. Đây là một biến chứng có thể gặp phải sau mổ tạo hình vòm với tỷ lệ khoảng 10 – 15% tùy theo từng trung tâm điều trị ở Việt Nam và trên thế giới. Để điều trị di chứng thông mũi miệng trẻ cần được phẫu thuật tạo hình vòm thì 2.

NGUYÊN NHÂN GÂY DI CHỨNG THÔNG MŨI MIỆNG 

Trong bệnh lý khe hở vòm, trẻ thường được phẫu thuật điều trị vào khoảng 9-12 tháng. Một số trung tâm có thể phẫu thuật muộn hơn nhưng khuyến cáo nên thực hiện trước khi trẻ tập nói. Tuy nhiên ở một số trường hợp trẻ có thể gặp phải biến chứng thông mũi miệng sau phẫu thuật do:

  • Trẻ có khe hở vòm rộng, niêm mạc và cơ vòm bị thiểu sản nặng
  • Trẻ mắc các bệnh lý đi kèm làm ảnh hưởng tới quá trình liền vết thương như: tim bẩm sinh, suy dinh dưỡng, tình trạng nhiễm trùng, chậm phát triển tâm thần và vận động…

Bên cạnh đó tỷ lệ thông mũi miệng tăng cao hơn ở các trung tâm phẫu thuật còn ít kinh nghiệm triển khai phẫu thuật điều trị khe hở vòm.

DI CHỨNG THÔNG MŨI MIỆNG GÂY RỐI LOẠN GÌ CHO TRẺ? 

Trẻ bị dị chứng thông mũi miệng sau phẫu thuật điều trị khe hở vòm sẽ có các triệu chứng sau:

  • Ngay sau phẫu thuật khe hở vòm trẻ thường có sốt, uống sữa bị sặc lên mũi.
  • Giai đoạn sau trẻ thường xuyên bị sặc lên mũi khi uống nước, ăn cháo. Tần suất trẻ bị viêm mũi họng cũng cao hơn trẻ không bị thông mũi miệng.
  • Giai đoạn muộn trẻ sẽ có nguy cơ nói ngọng (hay giọng mũi) do hơi từ miệng lên mũi qua lỗ thông vòm khi trẻ nói.

Qua đó có thể thấy hậu quả của di chứng thông mũi miệng sau phẫu thuật điều trị khe hở vòm ảnh hưởng đến khả năng sinh hoạt, giao tiếp của trẻ, khiến chất lượng sống và tâm lý của trẻ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Vì thế khi phát hiện trẻ có các biểu hiện nêu trên sau phẫu thuật điều tị khe hở vòm, cha mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ tới cơ sở chuyên khoa để kiểm tra ngay. Bác sĩ sẽ thăm khám cụ thể để đánh giá vị trí, kích thước lỗ thủng vòm cũng như những tác động đến cuộc sống của trẻ, từ đó đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.

Xem thêm:

Phẫu thuật điều trị khe hở vòm 

Tạo hình thẩm mỹ môi 

Tạo hình thẩm mỹ mũi 

CÁCH ĐIỀU TRỊ DI CHỨNG THÔNG MŨI MIỆNG 

Phẫu thuật tạo hình vòm thì 2 để đóng lại lỗ thông mũi miệng là cần thiết đối với các trường hợp di chứng này ảnh hưởng đến chức năng của trẻ như nói ngọng, ăn uống bị sặc lên mũi.

Trong thời gian chờ phẫu thuật, cha mẹ sẽ được hướng dẫn cách chăm sóc để giảm thiểu những tác động xấu do lỗ thông vòm tới cuộc sống của trẻ.

Sau đây là một số kỹ thuật tạo hình vòm thì 2 được sử dụng để đóng lại lỗ thông mũi miệng kèm theo hình ảnh minh họa: 

  • Dùng vạt tai chỗ để tạo hình che phủ lỗ thông.

  • Một số trường hợp lỗ thủng quá lớn có thể xem xét dùng vạt từ các vị trí lân cận như vạt má, vạt lưỡi để che phủ.

 Vạt má

Vạt lưỡi

HÌNH ẢNH THỰC TẾ CÁC TRƯỜNG HỢP THÔNG MŨI MIỆNG PHẪU THUẬT THÀNH CÔNG

Trường hợp trẻ bị thông mũi miệng 2 bên vòm tại vòm cứng. Bác sĩ đã đóng lại lỗ thông bằng kỹ thuật dùng vạt má 2 bên. 

Trường hợp trẻ bị thông vòm rộng trước và sau khi phẫu thuật. Có thể thấy lỗ thông đã được đóng kín.

 

Trường hợp trẻ bị di chứng thông mũi miệng toàn bộ vòm cứng đã được phẫu thuật đóng kín lỗ thông. 

Trường hợp bé T.P (5 tuổi)

  • Bé đã được mổ 2 lần vòm nhưng ăn vẫn bị sặc lên mũi. Bé cũng đã được các chuyên gia Mỹ phẫu thuật lần 2 tại cơ sở ở Việt Nam nhưng không thành công
  • Biểu hiện: Trẻ ăn sặc, uống nước lên mũi, nói rất ngọng và nhút nhát khi phát âm, ngại giao tiếp.
  • Kết quả thăm khám: vòm mềm có chiều dài ngắn, cơ vòm chưa được giải phóng các vị trí bám sai, hướng cơ vòm còn lệch. Sẹo trung tâm eo vòm xơ, rộng khiến di chuyển vòm mềm bị hạn chế. Vòm cứng thiểu sản nặng, toàn sẹo sơ, tổ chức vòm mềm mại còn lại rất ít.  Lỗ thủng vòm rộng, nằm tại vòm cứng, sát cung răng. 
  • Mục tiêu điều trị: che kín được lỗ thủng vòm tại vòm cứng, chỉnh lại hướng cơ tại vòm mềm và phục hồi được chức năng của vòm. 
  • Khó khăn gặp phải: Không thể đồng thời làm cả 2 mục tiêu cùng một thì vì nguy cơ thất bại là rất cao (khi đã thất bại lần này thì lần sau càng khó khăn hơn do tổ chức vòm lại bị hoại tử thêm gây thiếu tổ chức)
  • Kế hoạch: Thống nhất với người nhà là sẽ đóng lỗ thông tại vòm cứng trước và phẫu thuật lại vòm mềm ở thì tiếp theo
  • Kỹ thuật: dùng vạt còn lại của vòm cứng kết hợp với vạt niêm mạc má từ trên xuống để che phủ tổn thương
  • Kết quả: Lỗ thông đã đóng kín

Hình ảnh lỗ thông mũi miệng trước và sau khi phẫu thuật che kín

Một trường hợp khác có lỗ thông mũi miệng cũng được phẫu thuật thành công, che kín được lỗ thông. 

Xem thêm:

Chăm sóc trước phẫu thuật 

Điều trị toàn diện khe hở môi vòm 

Liên hệ để được tư vấn

Bác sĩ Phượng

Bác sĩ Phượng

"Mong rằng những thông tin về bệnh lý khe hở môi vòm được tổng hợp từ các nguồn tài liệu y khoa uy tín và những kinh nghiệm điều trị thực tế sẽ giúp các phụ huynh có thêm những hiểu biết hữu ích. Từ những kiến thức này, các bậc phụ huynh sẽ biết cách chăm sóc trẻ mắc dị tật khe hở môi vòm một cách hiệu quả, các phương pháp điều trị phù hợp, góp phần nâng cao sức khỏe thể chất và tinh thần cho trẻ"

Liên hệ với bác sĩ