Hướng dẫn cách chăm sóc trẻ sau phẫu thuật cắt đẩy xương hàm trên

Cha mẹ cần được hướng dẫn cách chăm sóc trẻ sau phẫu thuật cắt đẩy xương hàm trên để giúp trẻ phục hồi tốt, giảm bớt khó chịu, ngăn chặn kịp thời các biến chứng nguy hiểm.

Phẫu thuật cắt đẩy xương hàm trên là một ca phẫu thuật lớn để điều trị thiểu sản xương hàm trên, thường gặp ở 25 – 30% trẻ bị khe hở môi vòm. Ngay sau khi rời khỏi phòng mổ, trẻ sẽ được theo dõi tại phòng hồi tỉnh – nơi có nhân viên y tế theo dõi 24/24h. Cha mẹ cũng sẽ được hướng dẫn cách theo dõi để phòng và ngăn chặn kịp thời các biến chứng cũng như chăm sóc tốt cho trẻ, giúp con nhanh phục hồi, giảm bớt khó chịu.

CHĂM SÓC ĐƯỜNG THỞ

Sau phẫu thuật, các nhân viên y tế sẽ thực hiện việc kiểm tra, đánh giá hô hấp, nhịp thở, mức độ thông thoáng đường thở của trẻ.

THEO DÕI DẤU HIỆU CHẢY MÁU

  • Dấu hiệu chảy máu bao gồm: chảy máu qua vết mổ vào khoang mũi, khoang miệng.
  • Dấu hiệu chảy máu toàn thân: mạch nhanh, huyết áp tụt, môi nhợt.

CHĂM SÓC VẾT MỔ

Do vùng mổ nằm hoàn toàn trong miệng, hai hàm răng trên dưới được cố định với nhau bằng chỉ thép nên việc chăm sóc vết mổ cho trẻ sẽ có nhiều khó khăn. Tuy nhiên cha mẹ vẫn có thể hỗ trợ trẻ thực hiện được việc vệ sinh răng miệng bằng súc miệng, đánh răng vì lúc này trẻ đã lớn và ý thức được vấn đề.

Phẫu thuật cắt đẩy xương hàm trên là một phẫu thuật lớn, cha mẹ nên tìm hiểu và có sự chuẩn bị trước về cách chăm sóc sau mổ để giúp trẻ phục hồi nhanh. 

Xem thêm:

Phẫu thuật điều trị thiểu sản xương hàm trên

Cách chăm sóc trẻ trước phẫu thuật

TRẺ SẼ ĂN NHƯ THẾ NÀO KHI HAI HÀM RĂNG ĐƯỢC CỐ ĐỊNH VỚI NHAU?

Trong những tuần đầu sau phẫu thuật, hai hàm răng trên dưới được cố định với nhau nên trẻ sẽ ăn lỏng hoàn toàn và thức ăn sẽ được bơm qua sonde dạ dày được đặt ở miệng lúc ở phòng mổ.

CÁCH GIẢM ĐAU SAU MỔ CHO TRẺ

Trẻ sẽ được chỉ định dùng thuốc giảm đau và thuốc chống phù nề để giảm bớt sự khó chịu.

Trong 3 – 5 ngày đầu, trẻ thường bị phù nề ở vùng mặt. Tuy nhiên tình trạng này sẽ giảm đáng kể sau 10 ngày và trở về bình thường sau vài tháng.

CÁCH CHỐNG NHIỄM TRÙNG SAU MỔ CHO TRẺ

Bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc kháng sinh để chống nhiễm trùng sau mổ cho trẻ. Bên cạnh đó cha mẹ cũng cần lưu ý việc chăm sóc răng miệng tốt cũng là yếu tố góp phần ngăn chặn nhiễm khuẩn.

KHI NÀO TRẺ ĐƯỢC XUẤT VIỆN?

Trẻ tỉnh táo hoàn hoàn, huyết động ổn định, không chảy máu, kiểm soát đau tốt và ăn uống được qua sonde là có thể xuất viện về nhà.

LƯU Ý TUÂN THỦ LỊCH TÁI KHÁM

Gia đình và trẻ cần thực hiện đúng lịch tái khám theo lời dặn của bác sĩ. Trẻ sẽ tiếp tục được chỉnh nha sau phẫu thuật.

Xem thêm:

Những điều cần biết về bệnh khe hở môi vòm

Phẫu thuật điều trị khe hở môi

Phẫu thuật điều trị khe hở vòm

Liên hệ để được tư vấn:

Bác sĩ Phượng

Bác sĩ Phượng

"Mong rằng những thông tin về bệnh lý khe hở môi vòm được tổng hợp từ các nguồn tài liệu y khoa uy tín và những kinh nghiệm điều trị thực tế sẽ giúp các phụ huynh có thêm những hiểu biết hữu ích. Từ những kiến thức này, các bậc phụ huynh sẽ biết cách chăm sóc trẻ mắc dị tật khe hở môi vòm một cách hiệu quả, các phương pháp điều trị phù hợp, góp phần nâng cao sức khỏe thể chất và tinh thần cho trẻ"

Liên hệ với bác sĩ