Cách nhận biết và phương pháp điều trị sụp mi bẩm sinh

Sụp mi bẩm sinh là bệnh lý khá phổ biến và cần được thăm khám sớm. Tuy nhiên, có rất nhiều lý do khiến việc điều trị sụp mi bẩm sinh bị trì hoãn gây ra những hậu quả ảnh hưởng đến sức khoẻ và thẩm mỹ của trẻ.

Nhận biết về sụp mi bẩm sinh

Sụp mi (blepharoptosis, ptosis, drooping eye) là sự sa của mi trên xuống thấp hơn vị trí bình thường ở tư thế nhìn thẳng. Mi có thể bị sụp với các mức độ khác nhau, bệnh ở 1 bên hoặc cả 2 bên.

Chẩn đoán sụp mi khi khoảng cách bờ tự do mi trên tới rìa giác mạc > 2mm, do các bệnh lý của nhóm cơ nâng mi. Tuy nhiên, cần phân biệt sụp mi bẩm sinh với các bệnh lý khác như tổn thương cơ vận nhãn (lác), các bệnh lý nội tiết, u thần kinh, nhược cơ…. bằng cách thăm khám tỉ mỉ và đánh giá tổng thể.

Phân loại mực độ sụp mi dựa trên khoảng cách bờ mi tới rìa giác mạc:

Người bình thường: 1mm-2 mm

Nhẹ: 3mm – 4mm

Vừa: 5mm – 6mm

Nặng: > 6mm

Nguy cơ khi điều trị muộn sụp mi bẩm sinh

Sụp mi bẩm sinh là bệnh lý khá phổ biến và cần được thăm khám sớm. Tuy nhiên, có rất nhiều lý do khiến việc điều trị sụp mi bẩm sinh bị trì hoãn như:

  • Không tìm được cơ sở uy tín để thực hiện phẫu thuật cho trẻ
  • Sợ đau hoặc sợ cuộc mổ có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ
  • Tâm lý chờ đứa trẻ lớn rồi thực hiện phẫu thuật

Tuy nhiên, với những trường hợp sụp mí bẩm sinh nên sớm được thăm khám bởi bác sĩ có chuyên môn tại các cơ sở uy tín để đánh giá mức độ nặng nhẹ của trẻ. Từ đó đưa ra hướng xử trí kịp thời. Ngoài ra cũng để tránh những hậu quả mà sụp mi bẩm sinh có thể gây ra như:

  • Nhược thị nếu mi sụp che diện đồng tử (khoảng 19% có thị lực kém)
  • Tật khúc xạ do áp lực của mi mắt lên nhãn cầu (63,1% số mắt nhược thị do sụp mi có kèm theo tật khúc xạ)
  • Cong lệch cột sống do cố ngửa cổ để nhìn

Ảnh hưởng đến thẩm mỹ gây tâm lý mặc cảm, hạn chế giao tiếp của trẻ.

Các yếu tố cần đánh giá và phương pháp điều trị hiện nay

Sụp mi bẩm sinh cần được thăm khám và điều trị kịp thời để không ảnh hưởng đến chức năng và tâm lý của trẻ. Khi quyết định điều trị, những chỉ số lâm sàng cần được đánh giá kỹ như: Khoảng cách giữa 2 bờ mi, khoảng cách  từ bờ mi tới điểm phản xạ ánh sáng của đồng tử, đánh giá chức năng cơ nâng mi trên, đánh giá mức độ sụp mi. Mỗi yếu tố này sẽ có những thông số chi tiết giúp Bác sĩ xác định các chỉ định phẫu thuật sụp mi bẩm sinh như:

  1.  Khi chức năng có nâng mi còn tốt (biên độ vận động mi > 10 mm): Thu ngắn cơ nâng mi bằng việc cắt ngắn cơ nâng mi, hoặc khâu nếp gấp cơ nâng mi
  2. Chức năng cơ nâng mi mất hoàn toàn:

Thay thế cơ nâng mi bằng việc treo nếp mí vào cân tại khu lông mày bằng các phương pháp dưới đây.

Treo cơ nâng mi tĩnhDùng chỉ không tiêu, silicon hay cân cơ căng mạc đùi khâu treo cơ nâng mi vào cơ trán.

  1. Ưu điểm: Dễ thực hiện hơn các phương pháp khác
  2. Nhược điểm: Bờ mi cố định tại một vị trí, không đóng được mi mắt dẫn tới dễ gây khô giác mạc và phải điều chỉnh biên độ bờ mi khi trẻ lớn. Đặc biệt khi dùng chỉ không tiêu hay silicon đây là dị vật nên gây phản ứng viêm, xơ.

Treo cơ nâng mi động:Dùng vạt trượt cơ trán

  1. Ưu điểm: Vận động mi sinh lý gần như bình thường
  2. Nhược điểm: Phẫu thuật phức tạp

 

Liên hệ để được tư vấn

Bác sĩ Phượng

Bác sĩ Phượng

"Mong rằng những thông tin về bệnh lý khe hở môi vòm được tổng hợp từ các nguồn tài liệu y khoa uy tín và những kinh nghiệm điều trị thực tế sẽ giúp các phụ huynh có thêm những hiểu biết hữu ích. Từ những kiến thức này, các bậc phụ huynh sẽ biết cách chăm sóc trẻ mắc dị tật khe hở môi vòm một cách hiệu quả, các phương pháp điều trị phù hợp, góp phần nâng cao sức khỏe thể chất và tinh thần cho trẻ"

Liên hệ với bác sĩ