Hướng dẫn cách chăm sóc trẻ sau phẫu thuật khe hở môi

Trước khi phẫu thuật, gia đình nên trao đổi với nhân viên y tế về các vấn đề có thể gặp phải để lên kế hoạch chăm sóc bé tốt nhất

Tìm hiểu cách chăm sóc trẻ sau phẫu thuật khe hở môi sẽ giúp cha mẹ bớt lo lắng, tập trung hỗ trợ tốt cho con để vết thương chóng lành, làm giảm sự đau đớn để trẻ cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn. Thông thường trẻ bị khe hở môi sẽ được phẫu thuật từ 1-3 tháng sau khi sinh ra, tuỳ thuộc và thể trạng sức khoẻ của bé. Trước khi phẫu thuật, gia đình nên trao đổi với bác sĩ về các vấn đề có thể gặp phải trong và sau phẫu thuật để lên kế hoạch chăm sóc trẻ tốt nhất.

Chăm sóc trẻ sau phẫu thuật khe hở môi vòm đúng cách sẽ giúp vết thương chóng lành, giảm bớt đau đớn. 

CHĂM SÓC VỀ ĂN UỐNG

Khi nào trẻ được uống sữa?

Trẻ có thể uống sữa trở lại ngay sau phẫu thuật. Nếu trẻ tỉnh táo hoàn toàn, khóc to thì cha mẹ có thể cho trẻ uống sữa. Nên khởi đầu bằng việc cho trẻ uống nước trắng trước, sau khi tiêu hóa tốt thì mới bắt đầu cho trẻ uống sữa.

Cho trẻ uống sữa bằng cách nào ?

Những ngày đầu sau mổ tạo hình môi, cơ môi mới được tạo hình lại, cha mẹ hoặc người chăm sóc nên cho bé uống sữa bằng thìa hoặc ống sonde dạ dày.

Sau khi ổn định hơn, có thể cho trẻ bú mẹ trước, sau đó mới bú bình do đầu ti mẹ sẽ mềm mại hơn.

Trẻ có thể được truyền dịch tăng cường trong trường hợp trẻ uống sữa kém.

CHĂM SÓC VẾT MỔ 

Việc chăm sóc vết mổ sẽ khá khó khăn lúc ban đầu vì vết mổ nằm ở nơi thường xuyên tiếp xúc với nước, đồ ăn và dịch mũi, miệng. Tuy nhiên bác sĩ sẽ hướng dẫn cho bạn cách chăm sóc để vết mổ được giữ sạch khỏi sũa và dịch mũi. Thông thường bác sĩ băng vêt mổ bằng gạc và mỡ kháng sinh. Khi vết mổ dính sữa hoặc bẩn, bố mẹ sẽ vệ sinh bằng nước muối sinh lý và thấm khô bằng bông vô khuẩn.

Chỉ khâu sẽ được cắt sớm khoảng 5-7 ngày sau mổ, nếu chỉ khâu tự tiêu thì không cần cắt chỉ.

Xem thêm:

Chăm sóc trước phẫu thuật khe hở môi

Phẫu thuật điều trị khe hở môi

CÁCH GIẢM ĐAU SAU MỔ CHO TRẺ

Trẻ từ 1 – 3 tháng rất khó để đánh giá mức độ đau của trẻ như thế nào. Việc đánh giá này được thực hiện gián tiếp dựa vào các dấu hiệu như trẻ khóc, quấy. Những dấu hiệu này khó phân biệt với tình trạng khó chịu khác gây ra như thay đổi phương pháp cho bú, môi trường bệnh viện… Khi trẻ quấy khóc do đau vết mổ,  trẻ có thể được chỉ định dùng thuốc giảm đau như acetaminophen định kì 4-6h/ lần. Hãy trao đổi với bác sĩ trong trường hợp này để được thăm khám và tư vấn cách giảm đau phù hợp cho trẻ.

Một trường hợp trẻ bị khe hở môi vòm trước và sau khi phẫu thuật. 

KHI NÀO TRẺ CÓ THỂ RA VIỆN SAU MỔ?

Khi trẻ ổn định sau mổ thì được xuất viện. Thông thường khoảng 1-3 ngày sau phẫu thuật là trẻ có thể về nhà. Tiêu chuẩn để xác định trẻ xuất viện được hay chưa bao gồm: trẻ uống sữa được, kiểm soát được tình trạng đau và không sốt.

Bác sĩ sẽ hướng dẫn cha mẹ cách chăm sóc, cho trẻ uống thuốc và hẹn ngày khám lại trước khi ra viện.

NHỮNG LƯU Ý TRƯỚC KHI RA VIỆN 

Trước khi ra viện, cha mẹ cần tìm hiểu và được hướng dẫn đầy đủ cách chăm sóc bao gồm: hướng dẫn cho trẻ uống sữa, chăm sóc vết mổ và cho trẻ uống thuốc.

Nếu phát hiện trẻ có các dấu hiệu bất thường như : vết mổ tấy đỏ, chảy dịch, sốt >38.5, nôn, tiêu chảy, uống sữa kém, và trẻ quấy khóc nhiều…hãy liên hệ ngay với bác sĩ để được tư vấn cách xử trí hoặc tái khám sớm hơn lịch hẹn.

Xem thêm:

Phẫu thuật điều trị khe hở vòm 

Phẫu thuật tạo hình mũi thì đầu trong khe hở môi

Liên hệ để được tư vấn

Bác sĩ Phượng

Bác sĩ Phượng

"Mong rằng những thông tin về bệnh lý khe hở môi vòm được tổng hợp từ các nguồn tài liệu y khoa uy tín và những kinh nghiệm điều trị thực tế sẽ giúp các phụ huynh có thêm những hiểu biết hữu ích. Từ những kiến thức này, các bậc phụ huynh sẽ biết cách chăm sóc trẻ mắc dị tật khe hở môi vòm một cách hiệu quả, các phương pháp điều trị phù hợp, góp phần nâng cao sức khỏe thể chất và tinh thần cho trẻ"

Liên hệ với bác sĩ