Hướng dẫn cách chăm sóc trẻ sau phẫu thuật khe hở xương hàm trên

Cha mẹ nên tìm hiểu và tham khảo ý kiến bác sĩ về cách chăm sóc trẻ sau phẫu thuật khe hở xương hàm trên để có sự hỗ trợ tốt nhất cho trẻ, giúp đẩy nhanh tốc độ hồi phục sức khỏe.

Chăm sóc trẻ sau phẫu thuật ghép xương tự thân điều trị khe hở xương hàm trên cần sự phối hợp giữa gia đình, trẻ và các nhân viên y tế. Vì vết mổ nằm trong miệng nên việc chăm sóc sẽ có nhiều điểm cần lưu ý về cách ăn uống, vệ sinh, giảm đau…để giúp trẻ nhanh phục hồi, giảm bớt sự khó chịu đồng thời hạn chế nguy cơ gặp phải các biến chứng sau mổ.

Chăm sóc sau phẫu thuật ghép xương tự thân điều trị khe hở xương hàm trên đóng vai trò rất quan trọng đối với tốc độ phục hồi và sức khỏe của trẻ. 

CÁC DẤU HIỆU CẦN THEO DÕI SAU PHẪU THUẬT 

  • Tinh thần: trẻ có tỉnh táo, mắt mở to, nhận ra người thân, gọi hỏi trẻ đều biết,….
  • Đường thở: nhịp thở đều, không có dấu hiệu gắng sức như nhịp thở nhanh, cánh mũi phập phồng,…
  • Chảy máu qua vết mổ.

CHĂM SÓC VẾT MỔ 

Ở phẫu thuật ghép xương tự thân điều trị khe hở xương hàm, vết mổ nằm trong miệng nên không thể băng kín như ở ngoài da được. Trong khi đó, trẻ vẫn phải ăn uống ngay sau phẫu thuật.Vì thế giữ vệ sinh vùng miệng tốt là một yêu cầu bắt buộc nếu không trẻ sẽ có nguy cơ bị nhiễm trùng cao. Cha mẹ cho trẻ súc miệng bằng nước muối sinh lý, có thể pha thêm Betadine thường xuyên.

Vết mổ tại vùng cánh chậu sẽ được băng kín, và thay băng bởi nhân viên y tế.

Xem thêm:

Chăm sóc trước phẫu thuật khe hở xương hàm trên

Xem cách phẫu thuật khe hở xương hàm trên

KHI NÀO TRẺ CÓ THỂ ĂN TRỞ LẠI?

Thông thường khi trẻ tỉnh táo hoàn toàn, tình trạng sức khỏe ổn định thì cha mẹ có thể cho trẻ ăn uống trở lại.

CÁCH GIẢM ĐAU SAU MỔ CHO TRẺ

Thông thường trẻ sẽ cảm thấy đau khi di chuyển vì phần xương ghép được lấy tại xương cánh chậu. Do đó bác sĩ thường yêu cầu trẻ hạn chế đi lại trong những ngày đầu. Tuy nhiên cha mẹ cũng không cần quá lo lắng vì hầu hết trẻ có thể đi lại bình thường sau 2 tuần phẫu thuật.

Để giảm đau, trẻ sẽ được kê đơn thuốc giảm đau và thuốc chống phù nề.

CÁCH CHỐNG NHIỄM TRÙNG SAU MỔ CHO TRẺ

Bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng kháng sinh để ngăn chặn nguy cơ nhiễm trùng sau mổ ở trẻ. Bên cạnh đó cha mẹ cần lưu ý chăm sóc vết mổ tốt cũng là một yếu tố để hạn chế nhiễm khuẩn.

KHI NÀO TRẺ ĐƯỢC XUẤT VIỆN? 

Trẻ sẽ được ra viện khi có thể đi lại được và ăn uống bình thường trở lại. Cha mẹ sẽ được hướng dẫn cụ thể cách chăm sóc và hỗ trợ trẻ tại nhà.

LƯU Ý TUÂN THỦ LỊCH TÁI KHÁM

Đặc biệt gia đình và trẻ cần tuân thủ lịch tái khám theo đúng dặn dò của bác sĩ để kiểm tra, đánh giá tình trạng sức khỏe của trẻ sau phẫu thuật. Ngoài ra nếu phát hiện có các dấu hiệu bất thường như: vết mổ tấy đỏ, chảy dịch, sốt >38.5, nôn, tiêu chảy, uống sữa kém, và trẻ quấy khóc nhiều… hãy liên hệ ngay với bác sĩ để được xử trí kịp thời.

Xem thêm:

Phẫu thuật điều trị khe hở môi

Phẫu thuật điều trị khe hở vòm 

Phẫu thuật thiểu sản xương hàm trên

Liên hệ để được tư vấn

Bác sĩ Phượng

Bác sĩ Phượng

"Mong rằng những thông tin về bệnh lý khe hở môi vòm được tổng hợp từ các nguồn tài liệu y khoa uy tín và những kinh nghiệm điều trị thực tế sẽ giúp các phụ huynh có thêm những hiểu biết hữu ích. Từ những kiến thức này, các bậc phụ huynh sẽ biết cách chăm sóc trẻ mắc dị tật khe hở môi vòm một cách hiệu quả, các phương pháp điều trị phù hợp, góp phần nâng cao sức khỏe thể chất và tinh thần cho trẻ"

Liên hệ với bác sĩ