Nguyên nhân gây sứt môi hở hàm ếch và thông tin mới về cách ngăn chặn

Tin tức 06/03/2020
Bài viết cung cấp một số thông tin về nguyên nhân gây ra sứt môi hở hàm ếch ở trẻ để có cách phòng tránh hiệu quả và khoa học.

Đi tìm nguyên nhân gây ra sứt môi hở hàm ếch là chủ đề được các nhà nghiên cứu chuyên tâm tìm hiểu trong suốt thời gian qua. Bởi xác định được “cội nguồn” của vấn đề sẽ mở ra cách thức để giảm thiểu nguy cơ thai nhi bị sứt môi hở hàm ếch. Dị tật phổ biến nhất vùng hàm mặt này gây ra nhiều khó khăn trong sinh hoạt, học tập, khiến trẻ bị tự tin, kém hòa nhập, không thể phát triển hết năng lực của bản thân. Vì thế chủ động ngăn chặn sứt môi hở hàm ếch ngay từ đầu là cách làm khoa học mà những cặp vợ chồng đang có kế hoạch mang thai nên thực hiện.

Nguyên nhân gây ra sứt môi hở hàm ếch là thông tin cần tìm hiểu để có các biện pháp ngăn chặn, giảm thiểu nguy cơ gặp phải dị tật này. 

I. CHUYÊN GIA GIẢI ĐÁP NGUYÊN NHÂN GÂY RA SỨT MÔI HỞ HÀM ẾCH 

Nguyên nhân gây sứt môi hở hàm ếch rất khó để xác định chính xác. Tuy nhiên theo các chuyên gia thì một số yếu tố sau đây sẽ làm tăng nguy cơ mắc phải dị tật này:

  • Gen: một gen đột biến được di truyền từ cha/mẹ hoặc cả hai có thể khiến quá trình hợp nhất giữa các ụ mặt không thể diễn ra hoặc chỉ diễn ra một phần, dẫn tới sự xuất hiện của khe hở ở vùng môi, vòm.
  • Hội chứng di truyền: tình trạng sứt môi hở hàm ếch được tìm thấy trong hơn 400 hội chứng di truyền, bao gồm Waardenburg, Pierre Robin và Down. Theo thống kê có khoảng 30% trường hợp hở hàm ếch (khe hở vòm) có liên quan đến một hội chứng di truyền nào đó.
  • Sức khỏe và môi trường: một người mẹ có sức khỏe kém, không được cung cấp đầy đủ vitamin khoáng chất trong thời kỳ đầu mang thai hoặc sử dụng các chất độc hại như thuốc lá, rượu bia có thể làm tăng nguy cơ trẻ sinh ra bị sứt môi hở hàm ếch. Ngoài ra một số nghiên cứu cũng cho hay việc uống một số loại thuốc chống động kinh cũng có thể dẫn tới nguy cơ sứt môi hở hàm ếch.

II. CÁCH PHÒNG TRÁNH NGUY CƠ THAI BỊ SỨT MÔI HỞ HÀM ẾCH 

Trong giai đoạn mang thai, người mẹ cần hết sức lưu ý về chế độ ăn uống, sinh hoạt để phòng tránh nguy cơ thai nhi bị sứt môi hở hàm ếch. 

Từ các yếu tố nguy cơ, nguyên nhân gây ra sứt môi hở hàm ếch nêu trên, chúng ta có thể rút ra cho mình một số biện pháp phòng tránh như:

  • Tư vấn trước sinh với chuyên gia di truyền
  • Không hút thuốc lá, không uống rượu bia khi mang thai
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất cứ loại thuốc nào
  • Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng và vitamin cho cơ thể

III. BỔ SUNG ACID FOLIC TRONG THAI KỲ CÓ THỂ NGĂN CHẶN SỨT MÔI HỞ HÀM ẾCH 

Một nghiên cứu mới đây phát hiện ra rằng những phụ nữ bổ sung acid folic (vitamin B9) sẽ làm giảm đáng kể nguy cơ thai nhi mắc phải dị tật sứt môi hở hàm ếch. Đây là một chất rất cần thiết cho sự phát triển và phân chia tế bào cũng như sự hình thành của tế bào máu. Cụ thể các nhà nghiên cứu Viện Khoa học Sức khỏe Môi trường Quốc gia (Mỹ) nhận thấy tiêu thụ 0,4 miligam (mg) axit folic/ngày làm giảm 1/3 nguy cơ thai bị sứt môi (có/không kèm theo hở hàm ếch).

Axit folic có nhiều trong các loại rau, trái cây có múi, đậu và ngũ cốc. Mẹ bầu cũng có thể sử dụng viên bổ sung axit folic. Liều lượng khuyến cáo đối với người trưởng thành là 0.4mg axit folic/ngày.

Xem thêm:

Điều trị toàn diện sứt môi hở hàm ếch

Địa chỉ phẫu thuật sứt môi hở hàm ếch 

Liên hệ để được tư vấn: 

Bác sĩ Phượng

 

Bác sĩ Phượng

"Mong rằng những thông tin về bệnh lý khe hở môi vòm được tổng hợp từ các nguồn tài liệu y khoa uy tín và những kinh nghiệm điều trị thực tế sẽ giúp các phụ huynh có thêm những hiểu biết hữu ích. Từ những kiến thức này, các bậc phụ huynh sẽ biết cách chăm sóc trẻ mắc dị tật khe hở môi vòm một cách hiệu quả, các phương pháp điều trị phù hợp, góp phần nâng cao sức khỏe thể chất và tinh thần cho trẻ"

Liên hệ với bác sĩ