Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh lý dị dạng tĩnh mạch

DỊ DẠNG TĨNH MẠCH VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ BỆNH LÝ NÀY

Bệnh lý hiếm dị dạng tĩnh mạch là tổn thương được gây ra bởi tĩnh mạch có hình dạng bất thường và giãn rộng.

Thành mạch máu trong đám dị dạng này mỏng hơn thành mạch bình thường, lượng cơ trơn bao quanh thành mạch giảm, khiến chức năng của tĩnh mạch này bị rối loạn. Hệ quả là dòng chảy của máu bị gián đoạn, hoặc tốc độ chậm lại, khối dị dạng có xu hướng lan rộng khi trẻ lớn lên.

Triệu chứng của dị dạng tĩnh mạch

Triệu chứng dị dạng tĩnh mạch đa dạng phụ thuộc vào vị trí xuất hiện (phổ biến trên da) hoặc trong cơ quan nội tạng khác.

Thời điểm xuất hiện thường là sau sinh hoặc phát hiện muôn hơn khi trẻ lớn lên hoặc giai đoạn trưởng thành.

Triệu chứng là một khối hay mảng trên da, mềm, khi ấn thì xẹp nhưng nhả tay ra khì khối phòng trở lại. Có màu xanh hoặc tím xanh , kích thước từ vài milimets tới hàng chục centimet.

Ttriệu chứng khác kèm theo như đau, sưng, hạn chế vận động hoặc rối loạn về tâm lý của trẻ.

Nguyên nhân gây ra bệnh lý dị dạng tĩnh mạch

Chưa có bằng chứng rõ ràng về nguyên nhân gây ra bệnh lý này. Có thể do bệnh lý gen nào đó hình thành trong thời kì bào thai.

Biến chứng có thể xảy ra khi mắc bệnh lý này

  • Ảnh hưởng chức năng sống khi khối dị dạng nằm tại não, phổi, mắt,…
  • Gẫy xương do khối dạng nằm trong xương
  • Tắc mạch phổi 
  • Thiếu máu hay xuất huyết mãn tính do dị dạng mạch
  • Đau

Chẩn đoán bệnh lý

Bệnh có thể phát hiện trong quá trình khám lâm sàng và hỏi bệnh cẩn thận của bác sĩ. Ngoài ra, với tổn thương nằm sâu trong nội tạng hoặc khó khăn trong chẩn đoán phân biệt với dị dạng mạch khác thì chỉ định thêm cận lâm sàng:

  • Siêu âm
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI)
  • Chụp mạch

Điều trị bệnh lý dị dạng tĩnh mạch

  • Chỉ định điều trị phụ thuộc vào vị trí, kích thước, mức độ lan tỏa, xâm lấn và biến chứng của khối dị dạng gây ra
  • Việc điều trị bệnh lý này cần có sự kết hợp của nhiều chuyên gia trong nhóm điều trị cho trẻ mắc dị dạng tĩnh mạch như: Bác sĩ da liễu, Bác sĩ tạo hình, Bác sĩ phẫu thuật thần kinh, ….

Một số phương pháp đạng được áp dụng hiện nay:

  • Can thiệp tối thiểu ít xâm lấn (IB)

Đây là phương pháp tối ưu, thường là chỉ định đầu tiên. Dưới hướng dẫn của chẩn đoán hình ảnh, bác sĩ sẽ tiêm chất vào khối dị dạng làm giảm sự phát triển và đẩy lui dần khối dị dạng.

  • Phẫu thuật:

Chỉ định khi khối dị dạng có kích thước nhỏ, có thể tiên lượng cắt hoàn toàn. Khối dị dạng không đáp ứng với phương pháp tí xâm lấn IB hoặc nằm tron đường tiêu hóa gây biến chứng xuất huyết mãn tính

Ngoài ra còn một số phương pháp khác như: liệu pháp chống động tụ máu, băng ép,….

Điều trị triệu chứng của khối dị dạng này gây ra: giảm đau, giảm phù nền, trị liệu tâm bệnh,…

Liên hệ để được tư vấn

Bác sĩ Phượng

Bác sĩ Phượng

"Mong rằng những thông tin về bệnh lý khe hở môi vòm được tổng hợp từ các nguồn tài liệu y khoa uy tín và những kinh nghiệm điều trị thực tế sẽ giúp các phụ huynh có thêm những hiểu biết hữu ích. Từ những kiến thức này, các bậc phụ huynh sẽ biết cách chăm sóc trẻ mắc dị tật khe hở môi vòm một cách hiệu quả, các phương pháp điều trị phù hợp, góp phần nâng cao sức khỏe thể chất và tinh thần cho trẻ"

Liên hệ với bác sĩ