Khe hở môi vòm (Sứt môi hở hàm ếch) là tình trạng hở, không liền cấu trúc ở môi trên, vòm miệng hoặc cả hai. Sứt môi hở hàm ếch là một trong những dị tật bẩm sinh phổ biến nhất. Chúng có thể là dị tật bẩm sinh đơn thuần hoặc liên quan đến tình trạng di truyền hoặc hội chứng di truyền.
Khi biết rằng con bị khe hở môi vòm, gia đình của bé có thể cảm thấy buồn và thất vọng nhưng đây là một bệnh lý có phương pháp để can thiệp, cải thiện tình trạng của bé. Ở hầu hết các trường hợp, trải qua các đợt phẫu thuật, trẻ có thể phục hồi chức năng bình thường và đảm bảo được tính thẩm mỹ với tình trạng sẹo tối thiểu.
Triệu chứng của bệnh
Thông thường, khe hở ở môi hoặc vòm miệng ngay lập tức được phát hiện sau khi trẻ sinh ra. Tình trạng khe hở môi có thể phát hiện từ tuần thứ 16 trong thai kỳ thông qua siêu âm. Sau khi sinh, khe hở môi vòm xuất hiện như:
- Khe hở ở môi và vòm miệng ảnh hưởng đến một hoặc cả hai bên của khuôn mặt
- Một phần tách ra ở môi xuất hiện như một rãnh nhỏ ở môi hoặc kéo dài từ môi qua nướu trên và mặt
- Khe hở trong vòm miệng và không xuất hiện trên khuôn mặt
- Ít phổ biến hơn, khe hở chỉ xảy ra ở các cơ của vòm miệng mềm (khe hở dưới niêm mạc), ở phía sau miêng và được bao phủ bởi niêm mạc miệng. Loại khe hở ngày thường không được chú ý khi sinh và có thể không được chẩn đoán ho đến sau này khi các dấu hiệu của khe hở vòm phát triển. Các dấu hiệu và triệu chứng của khe hở vòm có thể bao gồm:
- Trẻ khó khăn khi ăn.
- Trẻ khó nuốt, có khả năng chất lỏng hoặc thức ăn chảy ra từ mũi
- Nói bị giọng mũi
- Mắc viêm tai nhiều lần
Khi nào đi khám bác sĩ?
Một khe hở môi và hở hàm ếch thường được chú ý khi sinh và bác sĩ có thể bắt đầu phối hợp chăm sóc tại thời điểm đó. Nếu em bé của bạn có các dấu hiệu và triệu chứng của khe hở môi vòng hãy đặt lịch hẹn với bác sĩ chuyên khoa tạo hình sọ mặt để được thăm khám, điều trị và không bỏ qua giai đoạn vàng điều trị của bé.
Nguyên nhân gây ra khe hở môi vòm
Trong 3 tháng đầu của thai kì là khoảng thời gian hình thành nên các cơ quan của thai nhi. Cấu trúc môi, vòm cũng được hình thành trong giai đoạn này.
Bình thường, khoảng tuần thai thứ 5,6, hai bên của môi trên bắt đầu liên kết với nhau. Đôi khi, sự liên kết này không xảy ra đúng cách và khe hở môi được hình thành.
Hình ảnh siêu âm phát hiện khe hở môi
Giữa tuần thứ 8,9 của thai kì, vòm của miệng bắt đầu được hình thành. Vòm miệng được cấu thành từ hai phần:
- Vòm cứng: phần xương cứng, phía trước, hình móng ngựa
- Vòm mềm: mô cơ mềm, phía sau, ngăn miệng với mũi
Khi sự phát triển của một hay hai phần vòm này không đúng cách, thì khe hở vòm sẽ hình thành
Chúng ta đều biết khe hở môi vòm là bệnh lý bẩm sinh, hình thành trong 3 tháng đầu của thai kì. Tuy nhiên, nguyên nhân chính xác thì các nhà khoa học còn đang nghiên cứu
Một số nghiên cứu chỉ ra có yếu tố gia đình, nguy cơ trẻ mắc khe hở môi vòm tăng lên khi có tiền sử gia đình có người măc bệnh này.
Một số nguyên nhân bên ngoài gây ảnh hưởng khác như:
- Nhiễm trùng: mẹ mang thai 3 tháng đầu bị nhiễm virus ( cúm) Rubella hoặc nhiễm Toxoplasma: Độc tố vi khuẩn, virus, tang thân nhiệt do sốt tác động gây rối loạn và ngăn cản quá trình phát triển vùng hàm mặt của bào thai.
- Do tác nhân lý hóa: Tiếp xúc với tia xạ( Tia X Ionizing), hoá chất độc hại: chất độc màu da cam, thuốc trừ sâu , Corticosteroid, Ethanol, Phenytoin, Isotretinoin,
- Yếu tố gia đình:
- Gia đình không có tiền sử KHM-VM: 0,1%/ 0,04%
- Bố mẹ không bị bệnh, gia đình có 1 trẻ mắc dị tật: 4%/2%
- Bố mẹ không bị bệnh gia đình có 2 trẻ mắc dị tật: 9%/1%
- Có bố hoặc mẹ bị dị tật : 4%/6%
- Có bố hoặc mẹ bị dị tật, có 1 trẻ mắc dị tật: 17%/15%
Các nguyên nhân bên trong gây ảnh hưởng gồm:
- Tình trạng không hoàn chỉnh của tế bào sinh dục
- Tuổi mẹ khi mang thai: có con sớm ( trước 15) hoặc muộn sau 36 tuổi
- Chủng tộc: da trắng bị nhiều hơn da đen
- Di truyền gặp 15-20% trẻ bị dị tật này
Biến chứng của khe hở môi vòm
Trẻ bị khe hở môi hoặc khe hở vòm gặp phải những khó khăn khác nhau tuỳ thuộc vào mức độ tình trạng bé mắc phải.
- Khó ăn: Một trong mối quan tâm ngay lập tức sau khi sinh đó là cho bé ăn. Hầu hết trẻ sơ sinh khe hở môi có thể bú mẹ nhưng trẻ mắc khe hở vòm thì việc bú sẽ khó khăn hơn.
- Nhiễm trùng tai và giảm thính lực: Trẻ bị khe hở môi đặc biệt có nguy cơ bị chảy dịch tai giữa và mất thính lực.
- Các vấn đề liên quan đến răng: Nếu khe hở dài qua nướu trên, sự phát triển của răng có thể bị ảnh hưởng.
- Khó nói, nói ngọng: Vòm miệng liên quan đến việc hình thành âm thanh, sự phát triển của lời nói bình thường có thể bị ảnh hưởng nếu trẻ bị khe hở vòm. Trẻ có thể bị nói ngọng, gây khó khăn trong giao tiếp sinh hoạt.
- Khó khăn trong việc chăm sóc y tế và trở ngại về tâm lý: Trẻ mắc khe hở vòm có thể phải đối mặt với các vấn đề xã hội, xác xúc và hành vi do dự khác biệt về ngoại hình và khó khăn khi tiếp cận với những phương pháp y tế chuyên sâu.
Phòng ngừa bệnh lý khe hở môi vòm
Sau khi em bé được sinh ra với một khe hở, cha mẹ có thể hiểu một cách dễ hiểu là đứa trẻ tiếp theo cũng có khả năng có thể mắc tình trạng tương tự. Mặc dù nhiều trường hợp sứt môi và hở hàm ếch không thể ngăn chặn được, hãy xem xét các bước sau để tăng hiểu biết hoặc giảm nguy cơ:
- Cân nhắc tư vấn di truyền. Nếu bạn có tiền sử gia đình bị sứt môi và hở hàm ếch, hãy nói với bác sĩ trước khi bạn có thai. Bác sĩ có thể giới thiệu bạn đến một cố vấn di truyền, người có thể giúp xác định nguy cơ bạn có con bị sứt môi và hở hàm ếch.
- Uống vitamin trước khi sinh. Nếu bạn dự định có thai sớm, hãy hỏi bác sĩ nếu bạn nên uống vitamin trước khi sinh.
- Không sử dụng thuốc lá hay rượu. Sử dụng rượu hoặc thuốc lá khi mang thai làm tăng nguy cơ sinh con bị dị tật bẩm sinh.
Liên hệ để được tư vấn