Sứt môi hở hàm ếch phát hiện khi nào? Cha mẹ cần xem để biết cách xử trí

Tin tức 05/27/2020
Một số thông tin trong bài viết sẽ giúp cha mẹ biết thời điểm có thể phát hiện trẻ bị sứt môi hở hàm ếch (khe hở môi vòm), cách đối phó với các cảm xúc tiêu cực cũng như những điều cần chuẩn bị để hỗ trợ tốt nhất cho con sau khi chào đời.

Sứt môi hở hàm ếch (khe hở môi vòm) có thể phát hiện trước sinh qua hình ảnh siêu âm. Đây là dị tật bẩm sinh vùng hàm mặt phổ biến nhất, gây biến dạng cấu trúc giải phẫu, khiến trẻ gặp nhiều khó khăn trong ăn uống, phát âm, khả năng nghe, dẫn tới tâm lý tự ti, xấu hổ và ảnh hưởng xấu đến sự phát triển trong tương lai.

I. VẬY SỨT MÔI HỞ HÀM ẾCH PHÁT HIỆN KHI NÀO? 

Sứt môi hở hàm ếch (khe hở môi vòm) có thể phát hiện từ rất sớm, khi trẻ còn trong bụng mẹ. 

Với sự phát triển của siêu âm, hiện tại dị tật sứt môi hở hàm ếch có thể được phát hiện từ rất sớm, ở quý thứ 2 của thai kỳ, khoảng 16 – 18 tuần. Bên cạnh đó siêu âm cũng có thể phát hiện được một số bệnh lý kèm theo khác như bệnh lý đường ruột, thận tiết niệu, thần kinh…

Lưu ý đến các bậc cha mẹ nên lựa chọn các cơ sở uy tín, có chuyên môn và kinh nghiệm để không gặp phải tình trạng không được kiểm tra hoặc bỏ lỡ kiểm tra các dị tật có thể mắc phải của thai nhi.

Xem thêm:

Chẩn đoán và tư vấn trước sinh về sứt môi hở hàm ếch 

Những điều cần cha mẹ cần chuẩn bị cho ngày sinh trẻ bị sứt môi hở hàm ếch 

II. ĐỐI TƯỢNG CÓ NGUY CƠ CAO BỊ SỨT MÔI HỞ HÀM ẾCH 

Nguyên nhân gây ra sứt môi hở hàm ếch vẫn chưa được xác định chính xác. Theo các chuyên gia, sứt môi hở hàm ếch hình thành từ các yếu tố về di truyền và môi trường.

Một số đối tượng sau sẽ có nguy cơ cao thai nhi mắc dị tật sứt môi hở hàm ếch cần làm các xét nghiệm tầm soát và siêu âm thai để phát hiện sớm:

  • Tiền sử gia đình bị sứt môi hở hàm ếch
  • Hút thuốc lá, uống rượu bia và sử dụng một số loại thuốc nhất định trong khi mang thai
  • Mẹ bị tiểu đường trước khi mang bầu cũng có nguy cơ cao sinh ra trẻ bị sứt môi hở hàm ếch.

III. ĐỐI PHÓ VỚI CẢM XÚC TIÊU CỰC KHI PHÁT HIỆN TRẺ BI SỨT MÔI HỞ HÀM ẾCH

Cha mẹ nào cũng muốn con mình sinh ra lành lặn, khỏe mạnh nên việc phát hiện trẻ bị sứt môi hở hàm ếch chắc chắn sẽ gây ra shock, sợ hãi, lo lắng, buồn bã… Đây là điều hoàn toàn bình thường, hãy cứ để cảm xúc được thể hiện. Tuy nhiên sau đó cha mẹ nên bình tĩnh, cố gắng suy nghĩ lạc quan và tích cực. Vì sứt môi hở hàm ếch hoàn toàn có thể điều trị hiệu quả. Trẻ vẫn hoàn toàn có cuộc sống khỏe mạnh và công việc không thua kém so với trẻ bình thường khác. Do đó cần duy trì tâm lý thoải mái, đừng nên quá bi quan, tuân thủ các hướng dẫn của bác sĩ để có một thai kỳ khỏe mạnh, chuẩn bị tâm thế đón trẻ chào đời.

IV. ĐIỀU TRỊ TRẺ BỊ SỨT MÔI HỞ HÀM ẾCH NHƯ THẾ NÀO?

Hình ảnh của trẻ sau phẫu thuật điều trị sứt môi hở hàm ếch. 

Điều trị sứt môi hở hàm ếch từ trước đến nay phổ biến nhất là phẫu thuật để làm đầy các khe hở ở vùng hàm miệng. Tuy nhiên để điều trị toàn diện dị tật này đòi hỏi một quá trình dài và kiên trì với sự phối hợp của nhiều chuyên khoa khác nhau như nhi khoa, dinh dưỡng, tai mũi họng, răng hàm mặt, chuyên gia ngôn ngữ , chuyên gia tâm lý. Đặc biệt là sự hợp tác của gia đình và chính bản thân trẻ cũng đóng vai trò quyết định thành công của điều trị.

Xem thêm:

Phẫu thuật điều trị sứt môi (khe hở môi)

Phẫu thuật điều trị hở hàm ếch (khe hở vòm)

Liên hệ để được tư vấn

Bác sĩ Phượng

Bác sĩ Phượng

"Mong rằng những thông tin về bệnh lý khe hở môi vòm được tổng hợp từ các nguồn tài liệu y khoa uy tín và những kinh nghiệm điều trị thực tế sẽ giúp các phụ huynh có thêm những hiểu biết hữu ích. Từ những kiến thức này, các bậc phụ huynh sẽ biết cách chăm sóc trẻ mắc dị tật khe hở môi vòm một cách hiệu quả, các phương pháp điều trị phù hợp, góp phần nâng cao sức khỏe thể chất và tinh thần cho trẻ"

Liên hệ với bác sĩ