Tại sao mũi bị biến dạng sau phẫu thuật môi và cách khắc phục di chứng này

Tại sao sau khi phẫu thuật môi mũi vẫn bị lệch, biến dạng? Đây là câu hỏi mà bác sĩ thường gặp khi khám bệnh nhân hay qua tin nhắn facebook hoặc website. Trong bài này Bác sĩ sẽ chia sẻ nguyên nhân mũi bị biến dạng sau khi phẫu thuật môi (Sứt môi hở hàm ếch) và giải pháp để khắc phục giúp mũi được tạo hình đẹp cho trẻ.

Tại sao sau khi phẫu thuật môi mũi vẫn bị lệch, biến dạng? Đây là câu hỏi mà bác sĩ thường gặp khi khám bệnh nhân hay qua tin nhắn facebook hoặc website. Trong bài này Bác sĩ sẽ chia sẻ nguyên nhân mũi bị biến dạng sau khi phẫu thuật môi (Sứt môi hở hàm ếch) và giải pháp để khắc phục giúp mũi được tạo hình đẹp cho trẻ.

Đầu tiên chúng ta cùng tìm hiểu tổn thương ban đầu của bệnh lý khe hở môi (sứt môi hở hàm ếch):

Khe hở môi là một bênh lý liên quan tới bât thường hình thành phôi tại vùng hàm mặt ở giai đoạn rất sớm (thường trong khoảng 4 tuần đầu của thai kì). Bệnh không chỉ ảnh hưởng tới môi và ảnh hưởng tới các cấu trúc hàm mặt nói chung như mũi, vòm, xương hàm trên, răng,… và thậm chí là toàn thân nếu khe hở môi nằm trong một hội chứng hiếm nào đó.

Xem thêm:

Phẫu thuật khe hở môi

Điều trị di chứng sau phẫu thuật khe hở môi

Như vậy, tổn thương tại mũi là một phần triệu chứng trong bệnh lý khe hở môi (sứt môi hở hàm ếch). Tùy từng mức độ bệnh lý mà mũi bị ảnh hưởng ở các cấp độ khác nhau. Đặc trưng của tổn thương tại  mũi trong bệnh lý này là

  • Thiểu sản sụn vách mũi và các sụn cánh mũi ở các mức độ khác nhau.
  • Cơ vòng môi không liên tục, và bám sai vị trị, cụ thể:
    • Phần môi lành, cơ vòng môi bám vào trụ mũi, có xu hướng kéo chân trụ mũi về phía môi lành.
    • Bên khe hở, cơ vòng môi bám bào chân cánh mũi, và có xu hướng kéo sụn trụ mũi lệch sang bên và ra trước.

Khi đã nắm vững tổn thương tại mũi, chúng ta mới thấy rằng một trong những tổn thương nguyên phát mà bác sĩ chưa thể can thiệp được sớm chính là mức độ thiểu sản của sụn mũi (bao gồm sụn vách mũi và các sụn tại cánh mũi bên). Cụ thể hơn là những sụn này bị thiểu sản, bị yếu hơn, mỏng hơn các sụn và cấu trúc lân cận. Hệ quả là, mặc dù đã được BS tạo hình đưa về cấu trúc cân đối rồi những khi trẻ tiếp tục lớn lên thì những biến dạng này được biểu hiện ngày một rõ hơn. Mức độ biến dạng của mũi chịu sự ảnh hưởng lớn vào mức độ thiểu sản của sụn mũi vì đó là bộ khung chống đỡ cho mũi.

Hướng xử trí với các biến dạng mũi theo từng các nguyên nhân

Đối với trường hợp biến dạng mũi mà nguyên nhân là do thiểu sản sụn mũi thì giải pháp là chờ đợi, ở giai đoạn trẻ nhỏ, khuôn mặt còn có nhiều thay đổi cùng với tăng trưởng của trẻ. Đến giai đoạn định hình khuôn mặt ổn định, trẻ có thể lựa chọn là có tiếp tục tạo hình mũi hay không. Vì ở giai đoạn này, trẻ sẽ chủ động nhận ra vấn đề liên quan tới thẩm mỹ, và đưa ra yêu cầu. Lúc này, Bác sĩ có thể tạo hình  mũi bằng cách tăng cường bộ khung của mũi để hỗ trợ cho bộ khung sụn mũi đã bị yếu, mỏng. Phương pháp tạo hình mũi có thể là ghép sụn mũi tự thân hoặc nhân tạo, khâu treo sụn tăng cường,….

Một trong nguyên nhân khác dẫn tới biến dạng mũi sau phẫu thuật tạo hình khe hở môi là các cấu trúc bất thường bẩm sinh của mũi và cân cơ chưa được chỉnh sửa hay chỉnh sửa chưa phù hợp. Do nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn tới tình trạng này, ví dụ như: tổn thương bẩm sinh là cơ vòng môi bám sai vị trí tại chân cánh mũi và chân trụ mũi, hệ quả là nền mũi ngày một giãn rộng hơn. Nếu trong thì phẫu thuật ban đầu, phần cơ vòng môi bám sai được tạo hình lại đúng cấu trúc thì sẽ hạn chế được biến dạng tại nền mũi. Vấn đề này cũng tương tự xảy ra tại sụn vách mũi và các sụn tại cánh mũi bên, nền mũi, phần vòm,…. Để hạn chế những  biến dạng mũi có thể gặp , việc phẫu thuật chỉnh lại sớm các cấu trúc bât thường về vị trí đúng là bước làm quan trọng cần đạt được. Một số những kĩ thuật cần đạt được trong phẫu thuật thì đầu như:

  • Giải phóng vị trí cơ vòng môi bám sai tại chân cánh và trụ mũi.
  • Chuyển lại vị trí sụn vách mũi về gai mũi trước và dựng trụ mũi
  • Chuyển vị trí chân cách mũi từ phía bên vào trong
  • Tạo tình nền mũi bằng vạt cơ vòng môi, vạt niêm mạc mũi
  • Thiểu sản sụn cách mũi và vách mũi thì không được tạo hình ở thì sớm, có thể ghép sụn để tăng cường bộ khung của mũi ở thì sau.

Vì vậy, việc hiểu được bất thường cấu trúc bẩm sinh tại mũi ở từng trường hợp cụ thể và hướng tạo hình đúng ngay thì đâu là một giải pháp quan trọng hạn chế biến dạng mũi sau mổ.

Xem thêm:

Phẫu thuật mũi trong khe hở môi

Tạo hình thẩm mỹ mũi

Tóm lại, biến dạng mũi sau phẫu thuật khe hở môi là một di chứng thường gặp. Nguyên nhân có thể là do tổn thương nguyên phát, hoặc chưa được tạo hình hoàn toàn về cấu trúc bình thường của mũi. Việc hiểu được nguyên nhân của những biến dạng này là một phần quan trọng giúp gia đình có thể hiểu được diễn biến của bệnh và đồng hành cùng nhóm y tế điều trị cho trẻ.

Bác sĩ Phượng

Bác sĩ Phượng

"Mong rằng những thông tin về bệnh lý khe hở môi vòm được tổng hợp từ các nguồn tài liệu y khoa uy tín và những kinh nghiệm điều trị thực tế sẽ giúp các phụ huynh có thêm những hiểu biết hữu ích. Từ những kiến thức này, các bậc phụ huynh sẽ biết cách chăm sóc trẻ mắc dị tật khe hở môi vòm một cách hiệu quả, các phương pháp điều trị phù hợp, góp phần nâng cao sức khỏe thể chất và tinh thần cho trẻ"

Liên hệ với bác sĩ