Ở trẻ bị khe hở môi, cấu trúc mũi cũng chịu ảnh hưởng nặng nề. Phẫu thuật tạo hình mũi thì đầu được thực hiện cùng lúc với phẫu thuật môi ở giai đoạn sớm của trẻ, nhằm điều chỉnh những biến dạng ở mũi này, khôi phục lại chức năng hô hấp và thẩm mỹ khuôn mặt, giúp trẻ tự tin hơn trong cuộc sống tương lai sau này.
VÌ SAO TRẺ BỊ KHE HỞ MÔI CẦN THỰC HIỆN PHẪU THUẬT TẠO HÌNH MŨI THÌ ĐẦU?
Mũi là một cấu trúc không gian ba chiều, nằm tại trung tâm của khuôn mặt. Ngoài chức năng quan trọng là tham gia vào quá trình hô hấp, mũi còn giữ vào trò là điểm nhấn về thẩm mỹ của khuôn mặt.
Trong bệnh lý khe hở môi vòm, mũi cũng là bộ phận chịu tác động dẫn tới biến dạng. Những biến dạng này không những ảnh hưởng tới chức năng như động tác hô hấp mà có thể trở thành trở ngại tâm lý ở trẻ bị khe hở môi, khiến trẻ cảm thấy mất tự tin hay trở thành trò trêu đùa của bạn bè khi đến trường và trong cuộc sống hàng ngày.
Do đó để khôi phục chức năng hô hấp và thẩm mỹ khuôn mặt, trẻ cần thực hiện phẫu thuật tạo hình mũi thì đầu để chỉnh sửa những biến dạng ở mũi do ảnh hưởng của khe hở môi nêu trên.
Xem thêm
Phẫu thuật điều trị khe hở môi
Phẫu thuật điều trị khe hở vòm
NHỮNG BIẾN DẠNG MŨI TRONG BỆNH LÝ KHE HỞ MÔI
Để đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất với tình trạng của trẻ, bác sĩ cần kiểm tra đánh giá mức độ biến dạng ở mũi.
Sau đây là các biến dạng ở mũi thường gặp ở trẻ bị khe hở môi:
Biến dạng mũi trong khe hở môi vòm 1 bên
- Hình dạng cánh mũi một bên bị đổ nghiêng chứ không tạo được độ cong vòm như mũi bên đối diện. Nguyên nhân là do sụn cánh mũi bên khe hở bị thiểu sản tùy mức độ nên không giữ được vai trò là khung chống đỡ cho cánh mũi.
- Chân cánh mũi bị kéo giãn rộng do cơ vòng môi bám sai vị trí. Ở trẻ bình thường cơ vòng môi sẽ không bám vào chân cánh mũi mà bám vào cơ bên đối diện. Nhưng trong bệnh lý khe hở môi, thì các cơ này lại bám vào chân cánh mũi.
- Vách mũi bị xiên thay vì thẳng đứng như ở trẻ bình thường. Nguyên nhân cũng xuất phát từ tình trạng sụn cánh mũi bị thiểu sản tùy mức độ nên yếu, và cũng bị cơ vòng môi bên đối diện bám vào.
Hình ảnh thực tế một trường hợp biến dạng mũi ở trẻ bị khe hở môi vòm 1 bên.
Biến dạng mũi trong khe hở môi vòm 2 bên
Biến dạng mũi ở trẻ bị khe hở môi vòm 2 bên có điểm khác biệt so với khe hở môi vòm 1 bên như sau:
Toàn bộ sụn cánh mũi 2 bên và sụn vách mũi đều bị thiểu sản. Cơ vòng môi 2 bên đều bám sai vị trí vào cánh mũi 2 bên, trong khi đó sụn vách mũi ở giữa không bị cơ nào bám vào. Do đó cánh mũi 2 bên đều giãn rộng, phẳng và không tạo được cấu trúc mái vòm cần thiết. Trụ mũi thì ngắn.
Hình ảnh thực tế một trường hợp biến dạng mũi ở trẻ bị khe hở môi vòm 2 bên.
CHIẾN LƯỢC ĐIỀU TRỊ BIẾN DẠNG MŨI TRONG BỆNH LÝ KHE HỞ MÔI
Trong khe hở môi một bên
Trước đây, phần lớn tất cả những biến dạng của mũi đều được chỉnh sửa ngay ở thì sửa môi mũi thì đầu, lúc giai đoạn khoảng 1-3 tháng tuổi. Tuy nhiên, kết quả dài hạn sau này không được như mong đợi.
Ngày này, một lượng lớn trung tâm tạo hình khuyến cáo: trong lần tạo hình môi mũi thì đầu nên sửa lại một phần những biến dạng đó.
Trong khe hở môi 2 bên
Hạn chế can thiệp vào sụn vách mũi và sụn cánh mũi bên thì đầu mà nên chờ can thiệp ở thì sau khi trẻ lớn hơn.
NGUYÊN TẮC TẠO HÌNH MŨI THÌ ĐẦU TRONG BỆNH LÝ KHE HỞ MÔI
Tạo hình mũi thì đầu trong bệnh lý khe hở môi cần đảm bảo:
- Giải phóng vị trí các cơ vòng môi bám sai vào chân cánh mũi và sụn vách mũi
- Chỉnh lại vị trí sụn vách mũi về gai mũi trước
- Tạo hình sụn cánh mũi bên
- Có thể kèm với tạo hình nền mũi
Hình ảnh minh họa kỹ thuật tạo hình mũi trong khe hở môi 1 bên.
Hình ảnh minh họa kỹ thuật tạo hình mũi trong khe hở môi 2 bên.
HÌNH ẢNH THỰC TẾ KẾT QUẢ TẠO HÌNH MŨI THÌ ĐẦU Ở TRẺ BỊ KHE HỞ MÔI
Xem thêm:
Phẫu thuật thẩm mỹ môi điều trị biến dạng sau phẫu thuật
Phẫu thuật thẩm mỹ mũi điều trị di chứng biến dạng mũi
Liên hệ để được tư vấn: