Tổn thương và biến dạng mũi có thể gặp trong bệnh lý khe khe hở môi

Trong bệnh lý khe hở môi vòm ( sứt môi hở hàm ếch) tổn thương mũi có thể gây ra những biến dạng mũi của trẻ. Đây là điều được rất nhiều bậc phụ huynh quan tâm vì nó ảnh hưởng lớn đến sự phát triển thể chất và tâm lý của trẻ. Các mức độ tổn thương của mũi rất đa dạng, phụ thuộc vào sự phát triển trong thời kỳ bào thai.

Trong bệnh lý khe hở môi vòm ( sứt môi hở hàm ếch) tổn thương mũi có thể gây ra những biến dạng mũi của trẻ. Đây là điều được rất nhiều bậc phụ huynh quan tâm vì nó ảnh hưởng lớn đến sự phát triển thể chất và tâm lý của trẻ. Các mức độ tổn thương của mũi rất đa dạng, phụ thuộc vào thời kỳ bào thai.

Xem thêm:

Giới thiệu bệnh lý khe hở môi vòm

Phẫu thuật điều trị khe hở môi

Phẫu thuật điều trị khe hở vòm

Những tổn thương mũi có thể gặp phải: (1)

  • Thiểu sản sụn vách mũi, và các sụn cánh mũi ở các mức độ khác nhau.
  • Cơ vòng môi không liên tục, và bám sai vị trị, cụ thể:
    • Phần môi lành, cơ vòng môi bám vào trụ mũi, có xu hướng kéo chân trụ mũi về phía môi lành.
    • Bên khe hở, cơ vòng môi bám bào chân cánh mũi, và có xu hướng kéo sụn trụ mũi lệch sang bên và ra trước.

Biến dạng mũi

Cơ vòm bám sai vị trí

                      Biến dạng mũi                                                                                                         

Những biến dạng có thể gặp:(2)

Dựa trên những hiểu biết về cơ chế tổn thương bẩm sinh như trên, chúng ta có thể gặp các biến dạng như sau:

  • Trụ mũi: Bị nghiêng, chân trụ mũi bị kéo sang bên mũi lành
  • Chân cánh mũi: Kéo sang bên khe hở
  • Nền mũi: Giãn rộng
  • Phần mái vòm mũi bên khe hở: Đổ sập xuống, do một phần là do sụn cánh mũi bị thiểu sản nên không đảm bảo được cấu trúc vững của mái vòm. Phần khác là do hệ quả của chân cánh mũi và trụ mũi bị kéo sang 2 bên.

Lưu ý khi phẫu thuật tạo hình mũi trong phẫu thuật môi:

Mỗi mức độ tổn thương và biến dạng sẽ được xử trí theo các hướng khác nhau dựa trên khả năng và kinh nghiệm xử trí của từng phẫu thuật viên. Trong khi phẫu thuật môi, phẫu thuật viên sẽ tạo hình mũi, thực hiện tạo hình lại tối đa những biến dạng do bất thường cấu trúc gây ra giúp trẻ có được mũi đẹp trong thời gian lâu dài sau khi phẫu thuật. Một số kỹ thuật cụ thể:

  • Giải phóng vị trí cơ vòng môi bám sai tại chân cánh và trụ mũi.
  • Chuyển lại vị trí sụn vách mũi về gai mũi trước và dựng trụ mũi
  • Chuyển vị trí chân cách mũi từ phía bên vào trong
  • Tạo tình nền mũi bằng vạt cơ vòng môi, vạt niêm mạc mũi
  • Thiểu sản sụn cách mũi và vách mũi thì không được tạo hình ở thì sớm, có thể ghép sụn để tăng cường bộ khung của mũi ở thì sau.

Xem thêm

Tâm sinh lý của trẻ khi bị khe hở môi vòm qua các giai đoạn phát triển

Tài liệu tham khảo

  1. Plastic Surgery, 3E Volume 3 Craniofacial, Head and Neck Surgery, Pediatric Plastic Surgery (2013) [PDF].pdf.
  2. Cleft Lip and Cleft Palate | Boston Children’s Hospital [Internet]. [cited 2020 Dec 26]. Available from: https://www.childrenshospital.org/conditions-and-treatments/conditions/c/cleft-lip-and-cleft-palate

Bác sĩ Phượng

 

Bác sĩ Phượng

"Mong rằng những thông tin về bệnh lý khe hở môi vòm được tổng hợp từ các nguồn tài liệu y khoa uy tín và những kinh nghiệm điều trị thực tế sẽ giúp các phụ huynh có thêm những hiểu biết hữu ích. Từ những kiến thức này, các bậc phụ huynh sẽ biết cách chăm sóc trẻ mắc dị tật khe hở môi vòm một cách hiệu quả, các phương pháp điều trị phù hợp, góp phần nâng cao sức khỏe thể chất và tinh thần cho trẻ"

Liên hệ với bác sĩ