Nhờ sự phát triển của siêu âm chẩn đoán trước sinh, cha mẹ có thể phát hiện trẻ bị khe hở môi vòm vào thời điểm quý 2 của thai kỳ, quanh tuần 16-18. Đây là điều không ai mong muốn vì thế các ông bố bà mẹ sẽ trải qua nhiều cung bậc cảm xúc phức tạp và có nhiều thắc mắc mà không biết tìm lời giải đáp ở đâu. Sau đây là một số mối quan tâm và cảm xúc phổ biến mà cha mẹ của trẻ bị khe hở môi vòm sẽ phải đối mặt cũng như cách ứng phó, vượt qua.
Cha mẹ không nên tự đổ lỗi cho bản thân, cho rằng mình là nguyên nhân khiến trẻ bị khe hở môi vòm.
TRẺ BỊ KHE HỞ MÔI VÒM KHÔNG PHẢI LÀ LỖI CỦA BẠN
Nhiều người tự dằn vặt cho rằng nguyên nhân trẻ bị khe hở môi vòm là do bản thân, tự hỏi rằng giá như mình có thể làm điều gì đó trong thai kỳ để ngăn chặn được dị tật này hay không.
Tuy nhiên cha mẹ cần biết nhiều dị tật bẩm sinh xảy ra nằm ngoài tầm kiểm soát. Đừng tự đổ lỗi cho chính mình, điều tốt nhất bạn có thể làm bây giờ cho em bé là tập trung chăm sóc bản thân thật tốt trong thời gian còn lại của thai kỳ. Nhớ ngủ đủ giấc. Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng và cố gắng giữ tinh thần thoải mái.
BẠN KHÔNG ĐƠN ĐỘC, ĐỪNG NGẠI TÌM KIẾM SỰ GIÚP ĐỠ NẾU CẦN
Tâm trạng lo lắng cho tương lai của trẻ, không rõ con sẽ phải điều trị như thế nào, có nguy hiểm hay không…có thể khiến nhiều cha mẹ rơi vào trạng thái stress, trầm cảm. Giải pháp tốt nhất là đừng tự chịu đựng, hãy mở lòng chia sẻ với người thân, bạn bè và đặc biệt là tìm kiếm lời khuyên từ các bác sĩ chuyên khoa. Căn cứ vào tình trạng của trẻ, bác sĩ sẽ có những tư vấn cụ thể, giải đáp các thắc mắc giúp bạn vơi đi cảm giác lo lắng.
Bên cạnh đó bạn cũng nên kết bạn với các ông bố bà mẹ có cùng hoàn cảnh như mình để cùng chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm của họ và tham khảo cho em bé của mình.
Xem thêm:
Cách cho trẻ bị khe hở môi vòm bú sữa
Tâm sinh lý của trẻ bị khe hở môi vòm qua các giai đoạn phát triển
CHUẨN BỊ TINH THẦN CHO CON LỚN (ANH/CHỊ CỦA EM BÉ KHE HỞ MÔI VÒM)
Cha mẹ có nhiều điều không thể kể với con cái, nhất là những tin tức không hay như em bé trong bụng bị dị tật khe hở môi vòm. Tuy nhiên trẻ có xu hướng nhận biết được cảm xúc của người lớn, tò mò vì sao cha mẹ cảm thấy buồn và sẽ rất lo lắng nếu không nhận được lời giải thích cụ thể.
Với trường hợp này, cha mẹ nên tìm cách nói chuyện khéo léo, phù hợp với độ tuổi của trẻ để trấn an tinh thần, thể hiện sự yêu thương và làm rõ lý do cha mẹ buồn không phải là lỗi của trẻ. Đồng thời chuẩn bị tâm lý cho trẻ trước khi em bé chào đời bằng cách thông báo về việc sắp có em, em bé “đặc biệt” hơn các em bé khác nên cần được chăm sóc nhiều hơn…để nhanh khỏe mạnh và mau lớn.
Đừng ngần ngại tìm kiếm sự giúp đỡ, tham khảo ý kiến từ các bác sĩ, chuyên gia y tế để có sự chuẩn bị sẵn sàng về cách chăm sóc, điều trị cho trẻ sau khi chào đời.
LÊN KẾ HOẠCH TRƯỚC VÀ SAU KHI TRẺ RA ĐỜI
Việc lên kế hoạch giúp cha mẹ có thể hình dung được những việc cần phải làm trong tương lai, giảm bớt đi sự lo lắng và hoang mang. Công việc quan trọng nhất ở hiện tại là chăm sóc tốt sức khỏe của mẹ bầu và em bé để việc sinh nở diễn ra thuận lợi.
Sau đó có thể tìm hiểu thêm kiến thức về bệnh lý khe hở môi vòm, cách chăm sóc cho trẻ khe hở môi vòm sau khi ra đời, trẻ sẽ được điều trị như thế nào, tham khảo các địa chỉ điều trị uy tín cũng như mức chi phí dự trù.
Xem thêm:
Phẫu thuật điều trị khe hở môi
Phẫu thuật điều trị khe hở vòm
Liên hệ để được tư vấn: